Chăm sóc gà chọi trước và sau khi mang đi đá

Nuôi gà chọi là thú vui của không ít người hiện nay. Tuy nhiên, để sở hữu những chiến kê “làm nên chuyện” đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức về kỹ thuật và chế độ chăm sóc cho gà chọi. Hôm nay, Daga68 sẽ bật mí cho bạn cách chăm sóc cho gà chọi trước và sau khi mang đi đá.

chăm sóc gà chọi
Chăm sóc gà chọi

Chọn giống gà chọi thiện chiến

Bước đầu tiên để sở hữu một chiến kê tốt là bạn phải biết cách xem tướng gà để chọn giống. Trước khi quyết định mua một con gà chọi bất kỳ, hãy chú ý quan sát bố mẹ của chúng. Người ta hay nói “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, vì thế dòng giống là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó quyết định phẩm chất thiên bẩm của những chú gà. Tốt nhất, bạn nên chọn những chú gà mạnh mẽ, khỏe mạnh và hiếu chiến.

Tiếp theo là xét đến ngoại hình. Một chiến kê đẹp phải đảm bảo có thân hình săn chắc, cao khoảng 40 – 50cm (tính từ chân đến vai). Gà phải có mào công, khung bệ tốt, mỏ ba soi, lông mịn, vảy chân đều, mắt tinh, mặt nhỏ,… Đặc biệt, gà chọi quan trọng nhất là ở đôi chân. Đây là vũ khí tác chiến khi thi đấu. Chân vàng điểm mực, hậu độ nổi phồng lên. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến tướng đi, dáng đứng, tiếng gáy của chúng nữa.

Việc nắm rõ những đặc điểm của giống gà giúp người nuôi biết sở trường, sở đoản của chiến kê. Từ đó, bạn sẽ có cách chăm sóc cũng như những kế sách phù hợp mỗi khi chú gà của bạn lên sàn đấu.

Chăm sóc gà chọi giai đoạn nuôi thúc: Cần chú ý thể trạng

Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi

Trong giai đoạn nuôi thúc, chế độ dinh dưỡng cho gà vô cùng quan trọng. Thức ăn chính của gà thường sẽ là rau xanh, thóc và nước sạch.

Thóc cho gà ăn phải được đãi sạch và phơi khô để đảm bảo sự săn chắc cho cơ thể gà. Rau xanh sử dụng cho gà thường là xà lách, rau muống, giá đỗ vừa tốt cho hệ tiêu hóa, lại tăng tính sung mãn cho gà khi thi đấu.

Để tăng cường thể lực cho gà, ngoài thức ăn chính bạn cần bổ sung nhiều nguồn thức ăn bổ dưỡng khác, chẳng hạn như:

  • Thịt bò
  • Lươn trạch nhỏ
  • Sâu super worm hoặc dế
  • Cá chép hoặc các loại tôm, tép
  • Một số loại vitamin cần thiết

Các nguồn thức ăn bổ sung này nên được lặp lại 2-3 ngày/lần. Đồng thời, bạn có thể thay đổi lượng thức ăn tùy vào thể trạng của gà.

Ngoài ra, nhiều người còn bổ sung thêm giun, dế, vịt lộn, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, chuối xiêm… cho các chiến kê của mình. Những thực phẩm này có thể tăng cường sự sung mãn cho gà.

Lưu ý:

Tuyệt đối không cho gà ăn nhiều thức ăn có độ đạm cao. Vì gà dễ bị tăng cân, tích mỡ và thiếu sự linh hoạt khi di chuyển.

Chế độ Tập luyện

Trước khi chính thức lên sàn đấu, gà chọi cần trải qua giai đoạn tập luyện vô cùng vất vả.

Giai đoạn xổ gà:

Khi chiến kê của bạn chuẩn bị thi đấu, bạn nên đem về một con gà có ngoại hình tương tự. Sau đó bịt cựa gà lại và thả cho chúng tự đá lẫn nhau để làm quen. Trải qua nhiều lần luyện tập như vậy, gà sẽ trở nên gan dạ, khôn hơn và quen cảm giác bị đòn để khỏi bỡ ngỡ khi thi đấu. Sau khi đá xong, bạn nhớ lấy hết nhớt dãi trong cổ họng gà ra. Bạn có thể dùng một chiếc lông gà đã rửa sạch, luồn nhẹ nhàng vào trong cổ họng để kéo đờm dãi ra ngoài. Như vậy, gà sẽ không bị khò khè khi lâm trận.

Giai đoạn nước rút:

Ở giai đoạn cấp bách này, bạn cần làm cho gà mất thăng bằng bằng cách nâng ức gà lên cao, sau đó buông tay. Lúc này, chúng sẽ bị mất thăng bằng và tìm cách chống chân. Cứ luyện tập như vậy để gà quen thủ thế trước khi bước lên sàn.

Giai đoạn gà chọi:

Tùy theo kỹ thuật của gà mà các bạn hãy chọn cho chúng những đối thủ thật xứng tầm. Đừng vì háo thắng, hoặc thiếu kiên nhẫn mà bỏ mặc chúng. Bạn hãy kiên trì chăm sóc gà chọi và tập cho chúng trước khi chiến đấu.

Sau khi thi đấu

Chăm sóc gà chọi sau khi đá cũng quan trọng không kém gì lúc trước khi thi đấu. Sau khi chiến kê của bạn đã chiến đấu xong, việc đầu tiên cần làm là lau sạch cơ thể cho gà. Tiếp theo, vô đờm và om bóp cho gà với rượu nghệ để các vết thương nhanh chóng hồi phục.

Sau đó, để tránh bị cảm lạnh bạn nên cho gà nghỉ ngơi trong chuồng kín gió. Đồng thời, thức ăn cho gà lúc này phải được nấu chín kỹ để gà tiêu hóa nhanh hơn. Sau 2-3 ngày nghỉ ngơi, tiếp tục nuôi gà theo chế độ ban đầu để chúng dần lấy lại phong độ của mình.

Việc chăm sóc gà chọi là một quá trình tốn công sức, đòi hỏi người nuôi phải chịu khó và có niềm đam mê với gà. Hy vọng những hướng dẫn chăm sóc gà chọi vừa rồi đã giúp bạn có thêm kiến thức về chăn nuôi gà chọi. Vẫn còn rất nhiều bí kíp hay sẽ được bật mí trong những video tiếp theo. Đừng quên bấm theo dõi Daga68 để cùng khám phá nhé!

Xem thêm những mẹo sơ cứu gà chọi ngay tại trường gà tại đây