Kỹ thuật nuôi gà đá: 6 mẹo sơ cấp cứu gà chọi ngay tại trường gà

Với những người nuôi gà đá, thời khắc gà lên sàn đấu là quan trọng nhất. Bởi đây là kết quả của quá trình chăm sóc và luyện tập. Tuy nhiên, trong khi thi đấu, việc gà chiến bị thương là điều không thể tránh khỏi. Vậy lúc này bạn phải làm gì để chiến kê của mình không bỏ cuộc? Tham khảo ngay 6 mẹo sơ cứu gà chọi hiệu quả dưới đây từ Daga68 nhé.

nuôi gà đá
Nuôi gà đá

Kỹ thuật khớp mỏ cho gà chọi

Đây là một kỹ thuật quan trọng bạn cần phải có để sơ cứu chấn thương mỏ cho người nuôi gà đá khi thi đấu. Vùng mỏ là một trong những vũ khí tấn công của gà nên tỉ lệ bị thương rất cao. Để khớp mỏ cho gà, bạn hãy tiến hành theo các bước sau đây:

  • Dùng một đoạn chỉ dài 0,5m và đặt sội ở phía sau mào gà (nhớ chia đều 2 bên). Sau đó, cuốn chỉ vòng lên phía trước rồi thắt nút lại. Bạn không nên kéo chỉ quá căng vì có thể làm mào của gà bị đau.
  • Tiếp theo, dùng sợi chỉ ở tay phải tạo một gút tròn. Ở phần mỏ trên, luồn sợ chỉ ở tay trái vào gút tròn vừa tạo. Kéo 2 đầu dây để nút được sát vào phần tiếp giáp giữa mỏ gà và vùng da ở chân mào gà.
  • Phần chỉ ở bên trái bạn tạo thành gút tròn, luồn sợi dây trên tay phải ở phần mỏ trên tạo thành gút tròn. Kéo 2 dây để nút và gút mới tạo sát vào nhau. Tiếp tục kéo đoạn chỉ theo hướng ngược lại với mỏ để các đoạn gút cố định và các vòng dây quấn sát nhau hơn.
  • Cuối cùng, cắt bỏ phần dây dư. Dùng cát ướt để chà mỏ trên kể cả vùng vừa được khớp.

Sơ cứu khi gà chọi bị rớt mỏ

Trường hợp này hiếm khi xảy ra, nhưng gà chọi bị rớt mỏ vẫn xuất hiện trong các trận đấu khốc liệt. Lúc này, bạn cần yêu cầu tạm hoãn cuộc đấu và nhanh chóng sơ cứu cho chiến kê của mình. Với những chú gà có mỏ chỉ vừa nhú thì bạn hãy thực hiện kỹ thuật khớp mỏ như đã chia sẻ ở trên. Trong trường hợp gà đã lên mỏ lâu, bạn có thể áp dụng phương pháp sau:

  • Nhổ vài sợi lông mềm ở đùi hoặc nách và đặt chúng lên trên mỏ non.
  • Sau đó, áp dụng kỹ thuật khớp mỏ gà để lắp lại phần mỏ đã bị rớt cho chúng.

Tuy nhiên, bạn chỉ có thể hạn chế mất máu và tổn thương mỏ non cho gà chứ không thể giúp gà lấy lại sức mạnh như ban đầu. Nói chung, một khi gà chiến đã bị rớt mỏ thì khả năng chiến thắng là rất thấp.

Xử lý khi gà bị đá trúng huyệt

Gà bị đá trúng huyệt là trường hợp rất dễ xảy ra trong mỗi trận đấu. Đây được xem là những đòn chí mạng có thể khiến gà gục ngay trên sàn đấu nếu không được sơ cứu kịp thời. Nếu bị đá trúng huyệt, gà chọi có khả năng bị thương ở vị trí cạnh lườn hoặc ở vùng thùy chẩm. Tùy vào từng trường hợp bị đòn của gà mà bạn tiến hành xử lý theo hướng dẫn sau:

Trường hợp 1: Gà bị trúng đòn ở vị trí cạnh lườn

Khi bị trúng đòn tại vị trí cạnh lườn. Gà thường nằm sải ra sàn co giật, chân co rút, xòe cả 2 cánh. Đầu và cổ thẳng đơ. Khi này, bạn cần xốc gà thẳng đứng, đồng thời nhờ một người khác giữ chặt gà từ phía sau. Dùng một chiếc khăn nóng để đắp cho gà. Dùng tay để xoa bóp hông, nách và đùi cho gà. Tuy nhiên, một khi gà đã dính đòn này thì hầu như người chủ sẽ xin vớt gà ngay.

Lưu ý: Trong quá trình này luôn giữ gà trong tư thế thẳng đứng. Không nhấc chân gà lên vì có thể khiến gà dễ bị co giật và bị rút gân. Khi gà tỉnh lại, bạn hãy dùng khăn ấm lau qua cơ thể cho gà và để chúng đi dạo vài vòng để thư giãn và tỉnh táo hoàn toàn.

Trường hợp 2: Gà bị trúng đòn ở huyệt thùy chẩm (chấn sọ sau ót)

Khi dính đòn này, gà chọi thường run lẩy bẩy, khụy 2 chân xuống, mỏ chạm đất, cổ đưa dài và 2 cánh xòe ra. Bạn cần nhanh chóng cho gà uống nước để chúng dễ tỉnh táo lại. Dùng một chiếc khăn ướt phủ lên đầu gà, nhớ che khuất 2 mắt để gà được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Sau đó, tiến hành nài nước. Làm nóng hai bàn tay và tiến hành xoa bóp phần nách và ngực cho gà. Việc này sẽ giúp chiến kê điều hòa được mạch máu ổn định trong cơ thể và nhanh chóng hồi phục thể lực để trở lại sàn đấu.

Gà chọi bị đá quáng (trúng đòn cáo)

Khi bị đối thủ tấn công vào màng ngang lỗ tai, gà rất dễ bị đá quáng. Chúng trở nên loạng choạng và mất phương hướng trên sân khấu. Nếu bị nhẹ thì gà sẽ bỏ chạy một lúc rồi quay trở lại đá tiếp mà không cần sự can thiệp của người nuôi gà đá. Trường hợp nặng hơn, phải mất vài phút sau gà mới tỉnh. Lúc này, bạn hãy cho gà uống từng ngụm nước nhỏ và phun sương cho gà từ đằng sau từ mào xuống chấn sỏ và từ gáy xuống vị trí dây chằng. Chỉ sau vài phút, gà chiến của bạn sẽ nhanh chóng tỉnh táo trở lại và có thể tiếp tục trận đấu.

Gà chọi bị nhem mắt

Trong khi chiến đấu, nếu nhận thấy chiến kê nhắm mắt như đang ngủ thì có thể chúng đang bị nhem mắt. Hiện tượng này xảy ra khi gà chiến bị đối thủ mổ vào viền mắt hoặc đá vào hốc mắt. Huyết thanh sẽ nhanh chóng rỉ ra làm dính 2 mí mắt của gà.

Trong trường hợp này, bạn hãy sử dụng một hũ vaseline đã chuẩn bị sẵn để bôi lên mí và xung quanh hốc mắt của gà. Nếu nặng hơn, bạn phải khâu vén mí mắt của gà để chúng nhìn thấy xung quanh. Tuy nhiên bạn cần thận trọng khi thực hiện vì có thể gây tổn thương cho chúng. Tuyệt đối không được dùng khăn ướt để lau mí mắt vì có thể khiến gà bị xót mắt. Sau đó, hà hơi ấm vào mắt gà khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 20-30 giây. Cuối cùng dùng một chiếc khăn ẩm đánh mạnh vào đuôi, thúc giục cho gà đi lại và tỉnh táo tinh thần trở lại.

Gà chọi bị đá trúng cựa

Nhiều đối thủ sử dụng cựa và móng thái để tấn công đối phương rất tốt. Những vết thương này thường không sâu nhưng có thể khiến gà bị chảy máu. Nếu chẳng may gà chiến của bạn bị đâm trúng cựa, bạn cần nhanh chóng sơ cứu gà ngay lập tức. Vì miệng vết thương không rộng nên rất khó để bạn may lại. Do đó, bạn nên lấy một miếng đất sét trét vào phần cựa bị thương và ấn chặt. Nếu không có sẵn đất sét bạn có thể bứt vài sợi lông non trong nách của gà để thay thế. Như vậy, bạn có thể giúp gà cầm máu hiệu quả và miệng vết thương sẽ không bị hở rộng. Do đó, có thể tránh để lại di chứng cho gà sau này.

Trên đây là 6 cách sơ cứu cho gà chọi ngay tại trường gà. Các bạn hãy nắm kỹ những thông tin vừa rồi để áp dụng cho gà chiến của mình mỗi khi lâm trận nhé. Vẫn còn rất nhiều bí quyết hay về kỹ thuật nuôi gà đá cũng như cách huấn luyện gà chọi sẽ được Daga68 giới thiệu trong các bài viết tiếp theo.